Các dạng mất
ngủ phổ biến
Có
một số dạng mất ngủ khác nhau và mỗi loại sẽ được đặc trưng bởi thời gian kéo
dài, ảnh hưởng như thế nào đến giấc ngủ và nguyên nhân cơ bản.
1.
Mất ngủ cấp tính
Mất
ngủ cấp tính là một hội chứng mất ngủ ngắn hạn, có thể kéo dài từ vài ngày
cho đến vài tuần. Đây là loại mất ngủ phổ biến nhất. Mất ngủ cấp tính còn được
gọi là mất ngủ điều chỉnh, vì nó thường xảy ra khi bạn trải qua một sự kiện
căng thẳng, ví dụ như sự mất mát của một người thân yêu, hoặc bắt đầu một công
việc mới. Ngoài căng thẳng, mất ngủ cấp tính cũng có thể do một số nguyên nhân
sau:
- Những yếu tố môi trường làm gián đoạn giấc ngủ ví dụ như: ánh
sáng, tiếng ồn,...
- Ngủ trên giường hoặc môi trường xung quanh không quen
thuộc, ví dụ như khách sạn hoặc nhà mới
- Khó chịu về thể chất, chẳng hạn như đau hoặc không thể đảm
nhận một tư thế thoải mái.
- Một số loại thuốc
- Do tình trạng bệnh lý
2.
Mất ngủ thoáng qua
Mất
ngủ thoáng qua kéo dài dưới một tuần gây ra bởi những rối loạn khác như thay
đổi môi trường ngủ, căng thẳng hoặc trầm cảm. Triệu chứng khởi phát của mất ngủ
thoáng qua là khó bắt đầu vào giấc ngủ. Loại mất ngủ này có thể là cấp tính
hoặc mãn tính. Bất kỳ nguyên nhân nào gây ra chứng mất ngủ cấp tính và mãn tính
đều có thể khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ. Các vấn đề tâm lý hoặc tâm
thần là những nguyên nhân phổ biến nhất, bao gồm căng thẳng, lo lắng hoặc thậm
chí là trầm cảm.
3. Mất ngủ mãn tính
Mất
ngủ được coi là mãn tính nếu tình trạng khó ngủ xảy ra ít nhất ba ngày mỗi tuần
và trong ít nhất một tháng. Mất ngủ mãn tính có thể là nguyên phát
hoặc thứ phát. Mất ngủ mãn tính nguyên phát còn được gọi là mất ngủ vô căn,
không có nguyên nhân rõ ràng hoặc tình trạng bệnh lý tiềm ẩn. Mất ngủ thứ phát
thường gặp hơn và còn được gọi là mất ngủ kèm theo. Mất ngủ mãn tính là chứng
mất ngủ kinh niên xảy ra kèm theo với một tình trạng khác.
Nguyên
nhân thường gặp của chứng mất ngủ mãn tính bao gồm:
· - Các bệnh lý mãn tính như bệnh tiểu đường, cường giáp, bệnh
Parkinson, tắc nghẽn và ngưng thở khi ngủ.
- Những tình trạng sức khỏe tâm thần ví dụ như trầm
cảm, lo lắng và rối loạn tăng động giảm chú ý.
- Thuốc bao gồm thuốc hóa trị, thuốc chẹn beta và
thuốc chống trầm cảm.
- Caffeine và các chất kích thích khác, chẳng hạn như
rượu, nicotine và các loại thuốc khác.
- Các yếu tố về lối sống, bao gồm đi lại thường xuyên và
tình trạng trễ máy bay, luân phiên làm việc và ngủ trưa.
4.
Mất ngủ duy trì
Mất
ngủ duy trì là tình trạng khó ngủ hoặc thức giấc quá sớm và khó trở lại giấc
ngủ. Loại mất ngủ duy trì khiến bạn trở nên lo lắng và không thể ngủ lại được
dẫn tới giấc ngủ không đủ giấc. Điều này cản trở giấc ngủ sâu hơn và tạo
ra một vòng luẩn quẩn lặp lại. Mất ngủ duy trì có thể do các tình trạng sức
khỏe tâm thần, ví dụ như trầm cảm. Các tình trạng bệnh lý khác bao gồm:
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
- Chứng ngưng thở lúc ngủ
- Các tình trạng hô hấp như hen suyễn
- Hội chứng chân không yên
- Rối loạn chuyển động chân tay định kỳ
5.
Mất ngủ về hành vi của thời thơ ấu
Mất
ngủ hành vi ở thời thơ ấu (BIC) ảnh hưởng đến 25% của trẻ em. Nó được chia
thành ba loại phụ: ·
- BIC khi bắt đầu vào giấc ngủ: Loại này là kết quả của các mối
liên hệ tiêu cực với giấc ngủ, chẳng hạn như học cách đi vào giấc ngủ bằng cách
đung đưa hoặc chăm sóc. Chúng cũng có thể bao gồm việc có mặt của cha mẹ hoặc
xem TV trong khi ngủ.
- Thiết lập giới hạn mất ngủ hành vi ở thời thơ ấu: Loại rối
loạn mất ngủ này liên quan đến việc trẻ không chịu đi ngủ và nhiều lần cố gắng
không đi ngủ. Ví dụ về hành vi trẻ muốn đi uống nước, đi vệ sinh hoặc để cha mẹ
đọc cho một câu chuyện.
- Loại kết hợp mất ngủ hành vi thời thơ ấu: Dạng này là sự
kết hợp của hai dạng mất ngủ hành vi ở thời thơ ấu. Điều này xảy ra khi một đứa
bé có mối liên hệ tiêu cực với giấc ngủ và không chịu đi ngủ, bởi vì cha mẹ
hoặc người chăm sóc trẻ không đưa ra giới hạn.
Mất
ngủ hành vi ở thời thơ ấu thường có thể được giải quyết bằng một số thay đổi
hành vi, ví dụ như tạo một thói quen ngủ lành mạnh, học các kỹ thuật tự làm dịu
hoặc thư giãn.
Nguồn: https://www.vinmec.com